Dạo gần đây, các nước trên thế giới bắt đầu chuyển sang hình thức thanh toán điện tử. Cụ thể, hình thức này sẽ không sử dụng tiền mặt để thanh toán. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng các ứng dụng được kết nối với tài khoản ngân hàng trên smartphone. Điều này là một trong những bước đầu của nền kinh tế chuyển đổi số. Một điểm không ngờ tới đó là Việt Nam – một trong những quốc gia đang phát triển, lại có số lượng người thanh toán qua điện thoại di động rất cao, đừng thứ ba trên thế giới.
Thị trường ứng dụng thanh toán bùng nổ tại Trung Quốc
Theo báo cáo Triển vọng thị trường kỹ thuật số Statista, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ người dùng sử dụng hình thức thanh toán qua điện thoại di động cao nhất thế giới với hơn 500 triệu người – chiếm 39,5% dân số. Con số này bao gồm cả việc thanh toán tại các cửa hàng; nhà hàng cũng như gian hàng trực tuyến. Xếp vị trí thứ hai là Hàn Quốc với tỷ lệ 29,9%, theo sau là Việt Nam với 29,1%.
Tại Trung Quốc, thị trường ứng dụng thanh toán đang phát triển bùng nổ. Hiện nó được thống trị bởi Alipay và WeChat Pay. Hai ứng dụng này được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng và tại hàng triệu của hàng, kể cả các sạp hàng ở chợ truyền thống. Trung Quốc sở hữu lượng doanh nghiệp nhỏ đông đảo và hầu hết quá độ từ tiền mặt sang ứng dụng thanh toán, bỏ qua các loại thẻ như thẻ tín dụng.


Tuy nhiên, xét về tổng giá trị giao dịch bình quân năm trên một người dùng, Trung Quốc thua xa so với Mỹ và một số nước châu Âu như Anh, Na Uy, Italy. Statista dự báo, một khách hàng Trung Quốc bình quân chi khoảng 2.300 USD qua các ứng dụng thanh toán trong năm 2021. Trong khi đó, con số này là hơn 7.000 USD tại Anh và gần 8.000 USD tại Mỹ.
Việt Nam đứng thứ 3 về tỷ lệ giao dịch trên smartphone
Theo Allied Market Research, thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam đạt giá trị 250 tỷ USD trong năm 2019. Nó được ước lượng có thể cán mốc 2.732 tỷ USD vào năm 2027. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 30,2% trong giai đoạn 2020-2027.
Những thay đổi chóng mặt về công nghệ trong các năm gần đây đã giúp các tổ chức tài chính có thể cung cấp các dịch vụ như ngân hàng điện tử và mobile money cho nhiều người tiêu dùng hơn. Hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều công ty fintech đã thay đổi bộ mặt của lĩnh vực thanh toán di động tại thị trường Việt Nam.
Tính đến 2019, Việt Nam có hơn 45 fintech được thành lập. 2/3 trong số đó cung cấp các dịch vụ thanh toán di động. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay chỉ có khoảng 50% dân số có tài khoản ngân hàng. Đặc biệt ở vùng nông thôn, số người có tài khoản ngân hàng còn tương đối thấp.


Giá trị giao dịch trung bình tại Việt Nam thấp
Tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động tại Việt Nam ước đạt 29,1%. Con số này chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên tổng giá trị giao dịch của mỗi người dùng ở mức thấp. Tại Việt Nam, trung bình người tiêu dùng chi trả khoảng 74 USD bằng thanh toán qua di động. Điều này chứng tỏ việc các giao dịch của người Việt Nam chỉ là thanh toán tiêu dùng thường ngày.
Các nước phát triển như Mỹ, Anh, Na Uy, hay Ý dù có tỷ lệ thanh toán qua di động thấp hơn so với Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên số tiền trung bình những khách hàng tại các nước này cao hơn rất nhiều. Trung bình một người Mỹ sẽ chi gần 8000 USD cho việc thanh toán qua di động. Con số này tại nước Anh là hơn 7000 USD.