Hiện nay việc đề ra Chỉ thị 16 đã gây khó khăn cho việc thu hoạch tôm càng xanh ở miền Tây do hạn chế chở hàng lên các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi ngày một tăng, các thương lái thu mua chỉ ở mức nhỏ giọt lên làm cho giá tôm giảm từ 20 – 30%. Số lượng tôm càng xanh tại Kiên Giang đến kỳ thu hoạch lên đến hàng nghìn tấn nhưng chỉ tiêu thụ được khoảng 10 tấn mỗi ngày và tồn đọng rất nhiều. Nếu như tôm càng xanh đến kỳ thu hoạch không tiêu thụ kịp sẽ bị hao hụt và người nông dân sẽ tiếp tục lỗ khoản thức ăn chăn nuôi mỗi ngày.
Giá tôm càng xanh đang giảm mạnh từ 20 – 30%
Giá thức ăn chăn nuôi tăng, thương lái thu mua nhỏ giọt khiến giá tôm càng xanh giảm mạnh 20–30%, nông dân Kiên Giang đứng ngồi không yên. Vùng chăn nuôi tôm càng xanh tại Kiên Giang hiện đối mặt với khó khăn chồng chất khi giá tôm giảm 20-30% so với trước giãn cách do tư thương thu mua ít.
Chiều 10/8, một nông dân ở Kênh 5.000, xã Phước Long (Phước Long, Bạc Liêu) thu hoạch tôm càng xanh sau hơn nửa năm thả giống. Tôm loại 15-20 con/kg được thương lái đến mua tại ao với giá 83.000 đồng/kg. Theo chủ ao, tôm càng xanh kích cỡ này giảm khoảng 70.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2020.


Chị Nguyễn Thị Ngân, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), cho biết tôm càng xanh vận chuyển lên TP.HCM tốn chi phí nhiều, giá thành tăng lên trên 20.000 đồng/kg. Vì vậy, chủ hộ kinh doanh thủy sản này chỉ mua tôm của nông dân rồi cho xe chở hệ thống oxy chạy quanh quẩn trong tỉnh để bán lẻ.
Số lượng tôm đến kỳ thu hoạch còn nhiều nhưng nhu cầu thu mua quá ít
Việc thu hoạch tôm càng xanh cũng gặp khó do phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Diện tích tôm càng xanh đến kỳ thu hoạch của nông dân còn nhiều. Nhưng nhu cầu thu mua quá ít. Số liệu từ Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho biết đến ngày 15/8. Sản lượng thủy sản cần thu hoạch khoảng 1.283 tấn. Trong đó, có 3 tấn cua, tôm sú 73 tấn. Tôm thẻ 178 tấn và đặc biệt là tôm càng xanh lên đến 1.029 tấn.
Ông Võ Hoàng Nguyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thuận cho biết. Tôm càng xanh đến giai đoạn thu hoạch nếu không bán kịp sẽ hao hụt dần. Và nông dân tiếp tục lỗ thêm tiền thức ăn mỗi ngày. Số lượng tôm đến kỳ thu hoạch tại địa phương này lên đến hàng nghìn tấn. Nhưng mỗi ngày thương lái chỉ tiêu thụ được khoảng 10 tấn để bán lẻ về An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…
Các thương nhân thu mua tôm càng xanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với lượng tiêu thụ nhỏ lẻ tại TP HCM như hiện nay sẽ không giải quyết được nhiều. So với sản lượng hàng nghìn tấn tôm càng xanh đang vào vụ. Theo báo Giao thông, ngoài Vĩnh Thuận, một số huyện khác của tỉnh Kiên Giang như An Biên. An Minh, U Minh Thượng cũng đang tồn đọng số lượng lớn tôm.


Cần có phương án hỗ trợ kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân
Bên cạnh đó, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Khiến công tác vận chuyển giao thông hàng hoá bị ách tắc. Tiểu thương lo ngại di chuyển do nhiều chốt chặn kiểm soát các nơi. Tài xế chạy xe tải phải test nhanh 72 giờ. Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang cho biết đang phối hợp với các ngành, huyện, HTX. Siêu thị Co.opmart trên địa bàn tỉnh sẽ tìm ra phương án sớm nhất. Để kịp thời giải cứu tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân các huyện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cũng liên hệ Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT). Hỗ trợ tìm khách hàng trong phạm vi cả nước. Nhằm kịp thời tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Hàng loạt số điện thoại và địa chỉ kinh doanh tôm càng xanh tại các địa phương cũng được cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang chủ động cung cấp trên websie kết nối cung cầu nông sản. Chậm nhất vào cuối tháng 8 sẽ liên kết thông suốt giữa đầu ra và đầu vào.