Tốc độ tiêu thụ mì ăn liền của nước ta vượt Trung Quốc

Có thể nói mì ăn liền là một trong những thực phẩm phổ biến trên thị trường nhất hiện nay. Với nhiều tiện ích thì tốc độ tiêu thụ mì ăn liền lại ngày một tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới nên nhiều người sẽ cho rằng đây là đất nước có tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền là rất lớn, thế nhưng một điều đáng ngạc nhiên là tốc độ tiêu thụ mì ăn liền của nước này lại không cao bằng nước ta. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin Việt Nam với Trung Quốc để đứng thứ 3 trên thế giới về tốc độ tiêu thụ mì ăn liền nhé.

Tình hình tiêu thụ mì ăn liền của nước ta

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền không cao như Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp. Cá biệt có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì ăn liền tăng 300%. Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Tình hình tiêu thụ mì ăn liền của nước ta
Tình hình tiêu thụ mì ăn liền của nước ta

Năm 2020, 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng. Trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch COVID-19 toàn cầu. Cụ thể, sự bùng phát dịch COVID-19 đã dẫn đến các biện pháp giãn cách xã hội. Phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các tự nấu các bữa ăn, dự trữ thực phẩm khô.

Mì ăn liền với sự tiện lợi, đa dạng về chủng loại. Hương vị và giá cả phù hợp đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mặt hàng này. Khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam. Tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch COVID-19  tăng 67%.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền. Gồm các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như thương hiệu quốc tế khác. Điều này vừa tạo nên sự cạnh tranh, vừa mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đa dạng cả về chủng loại, giá cả.

Xu hướng tiêu thụ mì ăn liền trong những năm tới

Đánh giá về xu hướng tiêu dùng mì ăn liền 2021-2026. Bộ Công Thương cho rằng dưới tác động của dịch COVID-19. Kể cả trong giai đoạn phục hồi cùng với xu hướng làm việc từ xa ngày càng tăng. Việc gia tăng thực phẩm tiện lợi được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển doanh thu mới cho thị trường mì ăn liền toàn cầu. Chủng loại mì thịt gà dự kiến có sức tiêu thụ nhiều nhất, sẽ chiếm thị phần lớn nhất.

Về thị trường tiềm năng, dù Châu Á hiện có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm không cao dưới 17%, trừ Việt Nam. Giai đoạn 2022- 2026, dự kiến thị trường Châu Âu có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Mức độ cao nhất từ 15% đến dưới 50%.

Đối với các HS code như 19023030 (miến), 19023040 (mì ăn liền), 19023020 (mì, bún làm từ gạo). Còn 190230 (sản phẩm từ bột nhào khác), 19023090 (loại khác) thuế xuất khẩu là 0%. Báo cáo nghiên cứu thị trường của Facts and Factors cho hay. Năm 2020 doanh thu của mì ăn liền toàn cầu 45,67 tỷ USD. Và đến năm 2026 dự kiến tăng lên 73,55 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2021-2026, doanh thu mì ăn liền tăng trưởng trung bình 6%/ năm. Qua đó, cho thấy tiềm năng lớn. Để phát triển kinh doanh mì ăn liền ở thị trường nội địa và thế giới.

Tốc độ tiêu thụ mì ăn liền của các nước châu Á

Khi nhiều người dân phải ở nhà thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19. Lượng mì ăn liền bán ra tại các quốc gia châu Á đã gia tăng đáng kể. Đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các hãng thức ăn nhanh này.

Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cũng chỉ ra thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 56,45% tổng tiêu dùng toàn cầu năm 2020. Tiếp đến là Đông Nam Á với năm thị trường tiêu thụ chính. Gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, chiếm 25,24%.

Tốc độ tiêu thụ mì ăn liền của các nước châu Á
Tốc độ tiêu thụ mì ăn liền của các nước châu Á

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng mì ăn liền không cao như Việt Nam. Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ ba thế giới. Với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Các nhà sản xuất mì nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao. Nissin Foods Holdings của Nhật Bản, chủ sở hữu của thương hiệu Cup Noodle. Đã ghi nhận lợi nhuận ròng từ tháng 4 đến tháng 6 cao hơn gấp đôi. Tăng 114,2 triệu USD so với một năm trước đó.

Đối thủ của Nissin, Toyo Suisan, cũng ghi nhận lợi nhuận tăng 76%, lên 8,4 tỷ yên trong cùng kỳ. Doanh số bán hàng trong nước cũng như nước ngoài ở cả hai công ty đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của Nissin ở châu Mỹ, Trung Quốc đại lục và Hong Kong, còn Toyo Suisan thì có thị trường Mỹ và Mexico.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!