Thành phố Đà Lạt ở Lâm Đồng nổi tiếng là nơi có điều kiện thời tiết thích hợp để trồng nhiều loại hoa đẹp và là nguồn cung hoa lớn nhất cả nước. Trong tình hình xã hội nhiều biến động như hiện nay thì nhu cầu sử dụng hoa của người dân đã phần nào bị hạn chế cùng với đó là sự khó khăn trong khâu vận chuyển khiến cho Đà Lạt khó có thể tiêu thụ được khiến người dân nơi đây đứng trước nguy cơ phải nhổ bỏ và thua lỗ nặng, không chỉ hoa mà nông sản tỉnh này cũng khó xuất khẩu khiến lãnh đạo tỉnh này phải kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin tỉnh Lâm Đồng kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ hoa và nông sản trong bài viết này nhé.
Tình hình tiêu thụ hoa Đà Lạt


Ngày 10/8, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa phát đi kêu gọi. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng chung tay hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng. Giúp tiêu thụ 100 triệu cành hoa và hàng trăm tấn nông sản đặc sản đang bị tồn đọng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ông Bùi Đức Long (xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt) phải cắt bỏ hơn 1 tấn hoa cát tường. Do không thể bán ra thị trường.
Cụ thể, hiện nay số lượng hoa cắt cành bị tồn đọng. Chưa có đầu mối tiêu thụ gồm 8 loại hoa khác nhau; trong đó, nhiều nhất là hoa cúc 258ha. Tương đương 70 triệu cành, hoa hồng 208 ha (14 triệu cành). Hoa cẩm chướng 82 ha (9 triệu cành), hoa đồng tiền và lyly 75 ha (7 triệu cành). Hoa cát tường và salem 38 ha với 229 tấn.
Mức giá hỗ trợ tiêu thụ cụ thể như sau: hoa cúc chùm (6.000 đồng/bó 5 cành), cúc đơn (15.000 đồng/bó 10 cành), hoa hồng 30.000 đồng/bó 50 cành; đồng tiền và cẩm chướng 10.000 – 15.000 đồng/bó 20 cành; lyly 30.000 đồng/bó 5 cành; hoa cát tường 30.000 đồng/kg, hoa salem 10.000 đồng/kg
Số lượng hoa cắt cành tại Lâm Đồng bị tồn đọng gồm 8 loại hoa khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là hoa cúc với 258ha, tương đương 70 triệu cành.
Tình hình tiêu thụ nông sản của Lâm Đồng
Không chỉ hoa, việc tiêu thụ nông sản tại Lâm Đồng cũng đang gặp những khó khăn nhất định. Đứng trước những thách thức này, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã phát đi lời kêu gọi. Rằng hỗ trợ nông dân tỉnh này tiêu thụ 100 triệu cành hoa. Còn có hàng trăm tấn nông sản đang bị tồn kho
Riêng đặc sản bơ booth và hạt mắc-ca hiện tồn đọng 130 tấn. Giá của bơ booth 15.000 đồng/kg; hạt mắc-ca 260.000 đồng/kg. Hiện, sản phẩm chủ yếu đang tìm đường tiêu thụ gồm sản phẩm hoa các loại, mắc ca và atiso. Trong thời gian tới, Hội Nông dân tiếp tục thu hút thêm nhiều sản phẩm.
Theo Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nó đã tác động xấu đến việc tiêu thụ hoa và nông sản của người dân. Do đó, rất cần sự chung tay để tiêu thụ nông sản. Giúp nông dân vượt qua khó khăn cũng như tái đầu tư sản xuất. Do thị trường tiêu thụ bị “đóng băng”. Ông Nguyễn Hữu Trí (chủ trạng hoa lyly rộng 7ha tại xã Xuân Thọ, Đà Lạt) phải cắt hoa trữ trong kho lạnh, chờ tiêu thụ.
UBND tỉnh Lâm Đồng kêu gọi hỗ trợ


Sáng 11.8, ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết. Vừa phát hành có Thư ngỏ kêu gọi hỗ trợ nông dân Lâm Đồng tiêu thụ nông sản. Và đồng thời ra mắt điểm giới thiệu các sản phẩm nông sản
Các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể, cá nhân có nhu cầu tiêu thụ nông sản có thể đăng ký từ ngày 9/8/2021 hoặc liên hệ trực tiếp với Hội Nông dân qua số điện thoại 0919.420.444, email [email protected]. Trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, Hội Nông dân sẽ gia sản phẩm tận nơi Bà Hồ Thị Bích Linh, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội (Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng) cho biết, ngay trong ngày đầu phát động, nhiều doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp làm việc với Hội để hỗ trợ tiêu thụ hoa và nông sản cho bà con. Đây cũng là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Một hộ dân tại thành phố Đà Lạt chuẩn bị xuống giống cho vụ hoa mới. Sau khi đã nhổ bỏ 1 vườn hoa cúc do không có đầu mối tiêu thụ. Trước đó, ngày 3/8/2021, TTXVN đã có bài viết về thị trường tiêu thụ hoa Đà Lạt gần như bị “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Giá hoa xuống mức chạm đáy trong hàng chục năm qua. Do không tìm được đầu mối tiêu thụ, nhiều nhà vườn tại thành phố Đà Lạt phải đổ. Như hoa cúc, cát tường, lyly khi đã đến kỳ thu hoạch, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.