Thương mại điện tử đóng góp cho nền kinh tế Đông Nam Á

Thương mại điện tử đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Với lợi thế về tốc độ, sự tiện lợi cũng như giá cả, việc sử dụng thương mại điện tử đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Đối mặt với tình hình dịch bệnh, thương mại điện tử càng trở nên hứa hẹn hơn. Người dân không còn cần phải ra đường mà có thể mua tất cả những gì cần thiết qua mạng. Để minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Đông Nam Á, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về Ngày mua sắm trực tuyến Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á qua bài viết dưới đây.

Ngành thương mại điện tử phục hồi tại ASEAN

Bất chấp những bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, nền kinh tế Đông Nam Á đang cho thấy khả năng phục hồi. Đặc biệt là với một ngành thương mại điện tử đầy hứa hẹn. Điều này đang được thể hiện rõ thông qua Ngày mua sắm trực tuyến Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2021, diễn ra từ ngày 8-10/8.

Đây là lần thứ hai các nước thành viên ASEAN tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN, theo một sáng kiến của Việt Nam năm 2020. Sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại điện tử xuyên quốc gia. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 hoành hành. Tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau giới thiệu các sản phẩm của mình. Đồng thời cho họ cơ hội tiếp cận thị trường khu vực rộng lớn hơn.

Thương mại điện tử ĐNA
Nền thương mại điện tử Đông Nam Á

Val Reyes, một bà mẹ ba con sống ở Manila (Philippines), cho biết: “Các mặt hàng đang được giảm giá đáng kể. Tôi sẽ tận dụng triệt để những cơ hội này. Với bọn trẻ, đồ chơi lúc nào cũng thiếu. Chính vì vậy tôi dự định mua trực tuyến thêm những món đồ chơi mới cho chúng. Thật là tiện lợi, đặc biệt là trong khi chúng tôi đang bị cấm tới các trung tâm thương mại để mua sắm vì công tác kiểm dịch rất nghiêm ngặt”.

Chương trình ASEAN Online Sale Day 2021

Chương trình năm nay thu hút hơn 300 doanh nghiệp, tổ chức đang kinh doanh trên các nền tảng số ở các lĩnh vực trên sàn thương mại điện tử. Ví dụ như thời trang; điện máy; gia dụng; dịch vụ; du lịch; nhà hàng khách sạn; đồ thủ công mỹ nghệ và một số lĩnh vực khác. Trong đó, có hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng trực tuyến tại thị trường Việt Nam. Chương trình bao gồm 2 nhóm hoạt động chính. Chúng hướng đến mua sắm thương mại điện tử trong nước và mua sắm thương mại điện tử xuyên biên giới, giữa các nước trong khu vực ASEAN.

Đặc biệt trong Chương trình ASEAN Online Sale Day 2021, nhằm nâng cao lòng tin của người tiêu dùng đối với các giao dịch trực tuyến xuyên biên giới, Việt Nam đã triển khai hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến xuyên biên giới. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới trong khuôn khổ Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN sẽ sử dụng Hệ thống này để trao đổi; làm việc với đầu mối các nước trong ASEAN để giải quyết khiếu nại.

Thương mại điện tử
Chương trình ASEAN Online Sale Day 2021

Các thông tin về chương trình đã xuất hiện từ trước đó, trên các sàn thương mại điện tử lớn. Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ. Từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo dục. Thậm chí đặt phòng khách sạn trên toàn khu vực ASEAN. Điều quan trọng là mức giá của chương trình đều rất phải chăng.

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế

Có thể thấy rõ ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Theo báo cáo do Lazada – nền tảng TMĐT hàng đầu ở Đông Nam Á – công bố mới đây, có tới 52% người bán hàng ở Indonesia; Philippines; Thái Lan; Việt Nam; Malaysia và Singapore đã đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021. 70% kỳ vọng rằng mức tăng doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!