Làm thế nào để khôi phục lại nền kinh tế ở Bình Dương?

Những tác động từ đợt bùng phát mới của dịch Covid 19 tại Việt Nam là rất nghiêm trọng. Hầu hết các tỉnh tại Việt Nam đều ghi nhận người nhiễm. Bình Dương cũng không phải ngoại lệ khi không còn có thể tập trung vào phát triển kinh tế. Điều này khiến kinh tế Bình Dương phải gánh chịu áp lực rất lớn. Sau khi đã cơ bản khống chế được dịch, chính quyền Bình Dương cần suy tính đến các đối sách để khôi phục kinh tế tại tỉnh này. Vậy kịch bản khôi phục kinh tế hiện tại là gì? Liệu có khả quan không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Nền kinh tế Bình Dương bị giảm sút trầm trọng

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bình Dương đang chịu ảnh hưởng rất lớn. Trước đây, tỉnh này là một trong những vùng chiến lược kinh tế hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên, hiện tại thì tỉnh không thể tập trung phát huy tối đa vào việc phát triển kinh tế. Nhiều khu công nghiệp, công ty đã phải đóng cửa, chính vì vậy mà kinh tế bị đình trệ.

Để khôi phục lại kinh tế, địa phương này đã xây dựng 2 kịch bản về dịch COVID-19. Mục tiêu lớn nhất là nhằm khôi phục kinh tế trở lại. Ngày 14/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong tháng 7 giảm so với tháng 6. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước thì vẫn tăng trưởng. Bỡi lẽ nó thừa hưởng kết quả đạt được trong những tháng trước. Dù vậy, trước diễn diến dịch bệnh đang phức tạp, ngành chức năng Bình Dương dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội địa phương.

Kinh tế Bình Dương đang bị giảm sút
Kinh tế Bình Dương đang bị giảm sút

Kịch bản của việc phục hồi kinh tế Bình Dương

Theo ông Mai Bá Trước – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thứ nhất, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10/2021 (đạt mục tiêu tiêm ngừa trên 95% dân số để tiệm cận miễn dịch cộng đồng và dịch bệnh tại các tỉnh trong vùng đồng loạt được kiểm soát tốt). Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Chỉ số sản xuất công nghiệp được phục hồi ở mức trên 8%. Xuất khẩu được duy trì tăng trên 26%. Tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 14%… Dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP sẽ đạt khoảng 7% thấp hơn kế hoạch tỉnh đã đề ra (8,5 – 8,7%).

Thứ hai, theo ông Trước, đến tháng 12 dịch bệnh mới được kiểm soát, Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ phục hồi ở mức trên 7,8%, xuất khẩu được duy trì tăng khoảng 12%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 12,3%… tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến chỉ đạt khoảng 6,4%, thấp hơn kế hoạch đề ra.

Từ đánh giá kết quả của 2 kịch bản trên, ông Mai Bá Trước cho rằng khả năng cao phải đánh đổi với việc không hoàn thành nhiều mục tiêu kế hoạch năm 2021, để giữ quyết tâm cao nhất nhằm huy động sức mạnh tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng phấn đấu để thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất trong điều kiện khó khăn.

Bảo vệ vững chắc vùng xanh

Cũng theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, để tập trung đạt mức cao nhất cần thiết phải thần tốc tiêm phủ vắc xin. Phấn đấu đến hết tháng 8/2021 đạt tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 trên 85% cho các đối tượng..Nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các lao động tại các doanh nghiệp thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” nhằm giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải bảo vệ vững chắc “vùng xanh”. Sau đó từng bước “xanh hóa” một số địa bàn khả thi. Ưu tiên vắc xin cho công nhân lao động của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn phòng dịch. Hoặc nơi có nhu cầu sản xuất sớm, sản xuất hàng hóa quan trọng; hàng hóa có giá trị cao góp phần cung cấp cho các chuỗi cung ứng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết thêm, đến ngày 15/8 các huyện phía Bắc “vùng xanh” (Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng) sẽ trở về trạng thái bình thường mới. Nỗ lực để sau 30/8 các địa phương còn lại “vùng đỏ” sẽ xanh hóa; trở lại trở lại trạng thái bình thường mới. Theo ông Minh, những tín hiệu khả quan trong bước đầu triển khai kế hoạch xây dựng “vùng xanh” trên bản đồ COVID-19 tạo nền tảng quan trọng để tỉnh sớm đạt mục tiêu trở về trạng thái bình thường mới từ ngày 1/9.

Vùng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất tại chỗ
Vùng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất tại chỗ

Giải pháp khôi phục kinh tế Bình Dương

Đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án

Để phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm, Bình Dương đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công. Tỉnh mong muốn có thể sớm đưa dòng tiền vào lưu thông. Ngoài ra cũng cần hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn; quan trọng, phát huy tối đa công suất.

Cải cách thủ tục hành chính

Cần tạp nhiều đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Cắt giảm các thủ tục hành chính không thật sự cần thiết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển. Thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất; kinh doanh; xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp. Cần phải kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại về kinh tế trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Phục hồi sản xuất kinh doanh

Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp ngay khi Chính phủ thông qua Chương trình phục hồi kinh tế. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Đẩy mạnh quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong đó, xây dựng chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp áp dụng tốt phương án “3 tại chỗ”. Hỗ trợ bằng tiền mặt, nhân lực và vật lực, kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra cần phải làm tốt công tác xét nghiệm, sàng lọc; phòng chống dịch bệnh cũng như điều trị cho các công nhân nhiễm bệnh.

Nghiên cứu điều chỉnh phương án “1 cung đường, 2 địa điểm”. Sao cho phương án trở nên phù hợp hơn, thông thoáng hơn. Tuyên truyền và khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp. Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các giải pháp phục hồi kinh tế được chuẩn bị tốt. Quan trọng là cách tổ chức thực hiện. Do đó, chỉ cần doanh nghiệp khó khăn gì, cần gì thì lập tức tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.

Cần sớm phục hồi sản xuất kinh doanh
Cần sớm phục hồi sản xuất kinh doanh

Các doanh nghiệp lần lượt tạm dừng hoạt động

Ngày 14/8, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hơn 60 doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên các doanh nghiệp này xin được tạm dừng hoạt động. Họ khó duy trì sản xuất do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra, do thiếu nguyên liệu đầu vào, đầu ra tạm thời cũng bị hạn chế; không đủ nguồn lao động để duy trì sản xuất; các chi phí để thực hiện lưu trú lao động tại nhà máy quá nhiều.

Đó cũng là nguyên nhân các doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất theo phương thức ‘3 tại chỗ’. Số doanh nghiệp dừng hoạt động tập trung ở TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành.

Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án ‘3 tại chỗ’ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm bớt lao động làm việc tại nhà máy. Họ chỉ duy trì hoạt động một số khâu quan trọng, cần giao hàng gấp. Kế hoạch sản xuất ‘3 tại chỗ’ của các doanh nghiệp sẽ không thực hiện được lâu dài nếu tình hình giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài.

Trước tình hình giãn cách xã hội, trên địa bàn Đồng Nai có 1.163 doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”; “1 cung đường 2 địa điểm” để duy trì sản xuất với hơn 340 ngàn lao động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tại một số doanh nghiệp đã bị lây nhiễm COVID-19, phải dừng sản xuất. Ban quản lý các KCN Đồng Nai cũng quyết định lập các đoàn kiểm tra. Nhất là việc thực hiện phương án sản xuất và công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 96 doanh nghiệp có lao động lưu trú tại doanh nghiệp thực hiện ‘3 tại chỗ’.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!