Xã hội ngày càng phát triển mang đến rất nhiều hình thức giải trí cho giới trẻ hiện nay. Mạng xã hội là một trong những cách giải trí phổ biến nhất hiện nay của giới trẻ. Thông qua mạng xã hội, bạn có thể tiếp cận với nhiều người hơn cũng như học hỏi những điều mới lạ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội làm sao cho hợp lý lại là một vấn đề gây tranh cãi. Sử dụng mạng xã hội đối với những người chưa đủ nhận thức có thể kéo theo nhiều hệ lụy. Một trong những hệ lụy đó chính là việc mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ quá mức. Vậy tại sao lại có vấn đề này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mạng xã hội thúc đẩy phẫu thuật thẩm mỹ
Bác sĩ thẩm mỹ người Đức Werner Mang đã làm nghề 30 năm, nhưng mới đây đã từ chối khách hàng 13 tuổi muốn làm mũi. Vị bác sĩ 71 tuổi từng làm việc với một số ngôi sao người Đức lắc đầu khi nhớ tới cô bé mình mới gặp: “Mark Zuckerberg đã tạo ra con quái vật”, ông nói.
Mạng xã hội và những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đang tạo nên một cơn sốt mới về thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người trẻ không hài lòng với vẻ ngoài của họ. Alexander Hilpert, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhận định đây là một xu hướng nguy hiểm. “Xu hướng này tăng đáng kể trong vài năm qua. Tôi nhận được yêu cầu hàng ngày về thẩm mỹ của khách hàng tự ti với ngoại hình”, ông cho biết.


Ở nhà vì dịch, chúng ta có nhiều thời gian lên mạng hơn. Khát khao trông giống những “hình mẫu đẹp” trên mạng cũng dần tăng lên. Năm 2020, đại dịch bùng phát, giới trẻ dành nhiều thời gian trên Instagram; Snapchat; TikTok và các phương tiện truyền thông xã hội khác so với năm trước. Theo một nghiên cứu về việc sử dụng phương tiện truyền thông của giới trẻ của các nhà nghiên cứu Đức.
TikTok là nơi người dùng chia sẻ những video ngắn, nhanh. Nó đặc biệt phổ biến với những người trẻ tuổi từ 12 đến 15. Các nhà nghiên cứu phát hiện số thanh niên truy cập ứng dụng này ít nhất vài lần một tuần.
Lời cảnh báo của các bác sĩ về xu hướng này
Cả bác sĩ Mang và Hilpert đều từ chối khách hàng muốn phẫu thuật giống các cô gái trên mạng hoặc bức ảnh selfie đã qua chỉnh sửa. Tuy nhiên, các cô này hoàn toàn có thể tìm bác sĩ khác. “Một nhân viên y tế có thể phẫu thuật tạo hình mũi dù chưa được đào tạo về lĩnh vực này. Khi muốn phẫu thuật, khách hàng nên kiểm tra xem người cầm dao kéo có xuất thân từ ngành phẫu thuật thẩm mỹ hay không”, bác sĩ Mang khuyên.
Hilpert cho biết thêm, rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác kiếm thêm tiền nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Ở Đức, họ có thể tự gọi mình là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Vì chức danh nghề nghiệp không có quy định cụ thể.


Không chỉ riêng các thanh thiếu niên, ngay cả người lớn cũng muốn chỉnh trang nhan sắc. Nguyên nhân từ việc họp online liên tục trong thời gian đại dịch. Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Mỹ đã nhận thấy hiện tượng tương tự ở quốc gia này. Bên cạnh đó, theo bác sĩ Lee Daniel ở bang Oregon (Mỹ), nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ do tiết kiệm được tiền quần áo, chi phí đi lại, trong nhiều tháng làm việc tại nhà. Đồng thời có thời gian hồi phục thoải mái sau khi phẫu thuật.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về cảnh báo của các bác sĩ về xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ do sử dụng mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội không phải là xấu, tuy nhiên người sử dụng cần cân nhắc để tránh những hệ lụy có thể mắc phải. Để tìm hiểu thêm các thông tin về lối sống, hãy tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi.