Anh Phạm Hải Âu, một cán bộ chuyên chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần

Đến với vùng quê ở ngoại ô Hà Nội, đến với căn nhà nhỏ của anh Phạm Hải Âu, chia sẻ với anh, chúng ta mới có thể cảm nhận hết được những công việc mà anh đang làm. Anh Âu sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở ngoại ô Hà Nội, công việc hằng ngày của anh là chăm sóc phục vụ cho bệnh nhân tâm thần nam ở Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội. Là một nam nhi, một người cán bộ, nhưng với tính chất công việc đòi hỏi sự điềm tĩnh và tình yêu thương đủ lớn vậy làm sao anh Hải Âu có thể làm được những điều đó?

Tấm gương cán bộ Phạm Hải Âu

Đến Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội vào một buổi chiều nắng đẹp; điều mà tôi ấn tượng nhất là ánh mắt trìu mến; thân thiện của anh – Người đã truyền ngọn lửa của tình yêu thương, của khát khao chiến thắng bệnh tật, số phận cho những người mắc bệnh tâm thần.

Phải chăng anh có một phép màu nhiệm của bà Tiên; ông Bụt trong câu chuyện cổ tích; hay anh chính là ngôi sao băng chiếu sáng trên bầu trời? Không, anh chỉ là một người cán bộ rất đỗi hiền lành; chất phác và mộc mạc nhưng ở anh có một tình yêu thương bao la; mà tình yêu thương ấy đủ lớn để có thể xoa dịu những nỗi đau về tâm hồn đang đè nặng lên những người mắc bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội. Người mà tôi muốn nhắc đến ở đây là đồng chí cán bộ chăm sóc; và phục vụ đối tượng tâm thần nam người mà cán bộ; và đối tượng vẫn quen gọi bằng cái tên gần gũi “anh Âu”.

Giới thiệu về anh Phạm Hải Âu

Anh Phạm Hải Âu sinh năm 1986; sinh ra và lớn lên trong một vùng quê yên bình; anh được thừa hưởng đức tính cần cù, chịu khó; đảm đang của mẹ, bản chất thật thà; thẳng thắn nhưng cũng rất nghiêm khắc của cha. Đến tháng 01 năm 2011 anh được tuyển dụng vào làm nhân viên hộ lý tại tổ chăm sóc; và phục vụ đối tượng tâm thần nam Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội.

Vốn xuất thân từ “con nhà nông” nên bản tính của Hải Âu rất chịu khó; hiền lành. Đã 10 năm gắn bó với Trung tâm và với người tâm thần; anh luôn là người “truyền lửa” cho những bệnh nhân tâm thần ở đây; giúp họ và gia đình vượt lên số phận; chiến thắng bệnh tật.

Anh Phạm Hải Âu chia sẻ về công việc

Chia sẻ về công việc của mình
Bệnh nhân tâm thần nơi anh Phạm Hải Âu làm việc

Anh chia sẻ về một ngày làm việc của mình với tôi rất say sưa đủ để biết anh yêu công việc của mình đến nhường nào. Anh hiểu sở thích; tâm lý, hoàn cảnh của từng đối tượng; yêu thương, chăm sóc đối tượng như những người thân ruột thịt trong gia đình mình. Ở anh tôi cảm nhận thấy có một cái gì đó rất gần gũi và thân thiện; đó như sợi dây vô hình gắn kết anh; và đối tượng thêm khăng khít, gần gũi và gắn bó hơn.

Hàng ngày, anh chăm sóc cho đối tượng với những công việc như vệ sinh cá nhân; ăn, uống, tắm giặt,uống thuốc…..bằng cử chỉ rất ân cần; nhẹ nhàng, dịu dàng cảm giác như một người anh; đang chăm sóc cho một người anh, em mình vậy.

Những vấn đề anh thường gặp trong công việc

Người bị bệnh tâm thần ở các dạng khác nhau do đó để chăm sóc; phục vụ họ đòi hỏi cần phải hết sức khéo léo và cẩn trọng. Không chỉ lúc họ khỏe mạnh bình thường; mà khi trái nắng trở trời họ ốm đau; lên cơn kích động thì những cán bộ y tế và nhân viên hộ lý như anh lại phải cố gắng rất nhiều mới làm tốt được công tác chăm sóc và phục vụ.

“Những khi họ lên cơn kích động là những lúc họ cần mình nhất. Và rồi mỗi lần như vậy mình phải  là người xoa dịu đi nỗi đau trong tâm hồn họ.”, anh tâm sự. Có những đối tượng khi lên cơn kích động thường chửi bới, rối loạn hành vi, đi lại không tự chủ, nói nhiều, đập phá đồ đạc, đánh người,… là lúc nguy hiểm nhất có thể đe dọa đến cả tính mạng người khác thì anh và những cán bộ y tế luôn tập trung khống chế đối tượng bằng các hình thức như: cố định đối tượng nằm trên giường bằng dây vải; cho đối tượng vào phòng kích động và cho uống thuốc an thần kinh…

Những giải pháp của anh Hải Âu

Đối với những trường hợp đối tượng không phối hợp, cơn kích động kéo dài, uống thuốc không ổn định thì các anh phải chuyển họ sang Bệnh viện Tâm Thần Mỹ Đức để điều trị. Anh lại là người đi viện chăm sóc đối tượng không quản ngại ngày đêm nắng hay mưa….Những lúc như thế anh luôn là chiếc la bàn chỉ hướng giúp họ không bị lạc đường giữa biển khơi …

Ngoài những công việc thường ngày anh rất hay tâm sự, chia sẻ với đối tượng những lúc rèn luyện, lao động liệu pháp, phục hồi chức năng,….Anh coi những đối tượng ở đây như những người em trong gia đình mình vậy. Ai anh cũng đều thương, đều chăm sóc và giúp đỡ tận tình.

Công việc hoạt động Đoàn

Công việc hoạt động Đoàn
Trung tâm Bảo trợ xã hội II nơi anh Âu làm việc

Bên cạnh công tác chuyên môn thì mọi người còn biết đến anh bởi sự nhiệt tình, tháo vát trong công việc của công đoàn.  Anh là tổ trưởng tổ công đoàn  gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động tăng gia sản xuất, trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm của đơn vị. Anh rất nhiệt tình, chịu khó, bất cứ việc gì công đoàn giao anh đều hoàn thành xuất sắc.

Công tác tăng gia sản xuất trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm anh đều rất tích cực, năng nổ, sôi nổi. Ngoài những giờ làm việc chuyên môn anh lại cùng cán bộ tích cực trồng trột, chăn nuôi. Nhìn những luống rau xanh mướt trải dài tít tắp, những con lợn, đàn gà, vịt no căng, mũm mĩm mọi người ai cũng nhớ đến anh.

Mọi công việc công đoàn giao anh đều rất tích cực, trách nhiệm. Ở con người anh ta bắt gặp sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm trong tất cả mọi công việc. Không chỉ dành tình yêu thương cho những số phận kém may mắn tại Trung tâm mà đối với những con vật anh cũng luôn yêu thương và chăm sóc chúng như thể những con người vậy. Có những lúc đàn lợn của công đoàn bỏ ăn là anh lại chạy đôn chạy đáo đi mua thuốc về tiêm, chăm sóc, nấu cháo cho đàn lợn nhanh chóng khỏi bệnh.

Những trăn trở của cán bộ Hải Âu

Anh  không chỉ được đồng nghiệp quý mến mà còn anh được lãnh đạo  khen ngợi về những quyết tâm trong công tác phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần; bằng sự tích cực, sáng tạo,tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ. Anh luôn trăn trở, tìm phương hướng; giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc; phục hồi chức năng cho đối tượng một cách tốt nhất!

Sự nhiệt tình và trách nhiệm của anh không chỉ được cán bộ; nhân viên trong đơn vị ghi nhận mà gia đình người nhà đối tượng ai nấy cũng đều rất yêu quý và trân trọng tình cảm chân thành; và cao cả mà anh đã dành cho những người con; người cháu, người em của họ.

Chia sẻ của những người thân của anh

Gia đình đối tượng cho biết họ rất yên lòng khi con cháu họ được một nhân viên trách nhiệm như anh Âu chăm sóc; phục vụ. Họ như tìm thấy cho con cháu mình một điểm tựa; một đôi  bờ vai vững chắc tuy không đủ rộng nhưng cũng đủ để nâng đỡ và che chở cho những phận đời bất hạnh.

Đặc biệt đối với các gia đình đối tượng Vũ Đức Việt ở quận Ba Đình, Hà Nội; gia đình đối tượng Ngô Văn Sơn, Ngô Văn Quý là hai anh em ruột ở quận Long Biên; gia đình đối tượng Nguyễn Bá Kiên ở huyện Hoài Đức; và còn rất nhiều gia đình đối tượng ở mọi miền quê hương khác nhau nữa,… Họ coi.anh như người anh cả luôn nâng đỡ; bảo vệ đàn em thơ ngây của mình trước mọi sóng gió và khó khăn của cuộc đời.“Các bà, các bác, các cô;…. Mọi người thầm cảm ơn con nhiều lắm Âu ạ”-  Đó là chia sẻ rất đỗi chân thành; và mộc mạc của người nhà đối tượng dành cho anh.

Tấm gương của anh Âu xứng đáng để mọi người noi theo

Tấm gương của anh Âu xứng đáng để mọi người noi theo
Anh Phạm Hải Âu

Họ luôn hy vọng anh Âu sẽ là người mang đến những tia nắng của tình yêu để xua tan những cô quạnh trong tâm hồn những đối tượng nơi đây; để họ vững tin hơn trên con đường còn nhiều gian nan và thách thức. Anh đã làm cho tôi và mọi người hiểu được cuộc đời vẫn đẹp lắm, tương lai vẫn sáng lắm chỉ cần chúng ta cố gắng góp một phần nhỏ bé của mình điểm tô cho xã hội thì có lẽ xã hội của chúng ta sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Vâng chỉ có tình yêu thương mới là phương thuốc nhiệm màu; xoa dịu nỗi đau về tinh thần không chỉ của những đối tượng ở trung tâm mà còn cả ở gia đình người thân của họ.

Tâm niệm của anh Hải Âu

Phạm Hải Âu tâm niệm: “Trung tâm Bảo trợ xã hội Hà Nội II chính là ngôi nhà thân thương; che chở và nâng đỡ những đối tượng bảo trợ xã hội. Vì thế; họ cần được yêu thương, được quan tâm, chia sẻ; được thắp lên tình yêu thương giữa con người với con người. Tôi thấu hiểu được rằng gia đình chính là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

Và ở Trung tâm, các đối tượng nói chung; người tâm thần nói riêng, cảm nhận được họ thực sự đã có một gia đình. Mỗi sớm mai thức dậy; tôi và các đồng nghiệp lại “có thêm một ngày nữa để yêu thương”. Bởi chỉ có tình yêu yêu thương mới là phương thuốc nhiệm màu xoa dịu nỗi đau; không chỉ của những đối tượng tâm thần; mà còn cả gia đình của họ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!