Ý tưởng sử dụng lốp xe cũ làm thang cứu người đuối nước

Nhận thấy trên địa bàn thường xuyên xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, anh Vũ Văn Hưng trú tại xã Lăng Thành, huyện Yên Thành đã nảy ra ý tưởng sử dụng lốp xe cũ làm thang cứu người đuối nước. Từ những chiếc lốp xe cũ không còn khả năng sử dụng, anh kết chúng lại thành từng đoạn dài và thả xuống sông. Nhận thấy việc làm này khá hiệu quả và thiết thực, tận dụng được những vật liệu không còn khả năng sử dụng, huyện đoàn Yên Thành đã nhân rộng ý tưởng và áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện. Cho tới thời điểm hiện tại, dọc các bờ sông, ý tưởng này đã được thực hiện phổ biến.

Ý tưởng dùng lốp xe làm phao cứu sinh xuất phát từ đâu?

Ý tưởng dùng lốp xe làm phao cứu sinh xuất phát từ đâu?
Thả phao cứu sinh xuống sông

Thời gian qua; trên địa bàn Nghệ An nói chung và huyện Yên Thành nói riêng; xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm. Đối tượng bị đuối nước phần lớn là các em học sinh. Từ thực tế xót xa; để giảm thiểu tai nạn đuối nước; thương tích trẻ em; các cơ sở Đoàn ở huyện Yên Thành đã tích cực triển khai các hoạt động phòng; chống đuối nước theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, mô hình “thang cứu đuối” làm bằng lốp; xích xe máy cũ đã phát huy hiệu quả và đang được nhân rộng ở nhiều xã trên địa bàn huyện.

Chia sẻ về mô hình “thang cứu đuối”, Phó Bí thư đoàn Huyện đoàn Yên Thành Nguyễn Khắc Bằng cho biết, con sông Đào được xây kè hai bên, rất dốc và trơn trượt, nên khi bị đuối nước sẽ không có chỗ bám víu để lên bờ, nguy cơ tử vong rất cao. Trong khi đó, nhiều người thường ra sông bơi lội, bất chấp các biển cảnh báo, nhất là vào dịp hè. Ban thường vụ Huyện đoàn đã huy động đoàn viên thanh niên đi xin lốp, xích xe máy cũ ở các cửa hàng sửa xe để làm những chiếc phao cứu sinh lạ mắt này.

Ai là người nghĩ ra ý tưởng độc đáo này?

Anh Vũ Văn Hưng (32 tuổi); trú ở xã Lăng Thành (huyện Yên Thành); làm nghề sửa xe máy; là người đưa ra ý tưởng làm “thang lốp”. Anh kể nhà ở gần sông Đào và từng nhiều lần chứng kiến cảnh lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân đuối nước khiến “bản thân bị ám ảnh”. Trong đó; vụ tai nạn xảy ra tháng 1/2021; bé trai 9 tuổi ở xã Liên Thành không may rơi xuống sông. Dù biết bơi; song do hai bờ sông bằng bê tông; rong rêu phủ và không có điểm bấu víu khiến nạn nhân bất lực và chìm dần.

Hai tháng trước; hàng ngày bắt gặp nhóm trẻ tắm ở sông; tiềm ẩn tai nạn do không có điểm lên. Sẵn các lốp xe máy cũ ở tiệm; tôi tự kết thành 3 chiếc thang; mỗi tháng 6 lốp đem lắp ở bờ sông giúp các em lên xuống khi bơi lội”, anh Hưng, nói.

Thấy việc làm của anh Hưng tuy đơn giản nhưng hiệu quả tốt; hơn 2 tháng qua; Đoàn thanh niên xã Lăng Thành cùng tham gia thực hiện. Nhiều thanh niên đến các tiệm sửa xe máy ở địa bàn để xin lốp thải; rồi kết nối với các đồng hương ở TP Vinh gom hàng trăm lốp xe để gửi về quê.

Các bước thực hiện ý tưởng

Các bước thực hiện ý tưởng
Đóng cọc để gắn phao cứu sinh

Biết được việc làm ý nghĩa; thiết thực của các bạn trẻ; một số thợ sửa xe trên địa bàn đã tình nguyện hỗ trợ các loại lốp cũ; sau đó được đoàn viên thanh niên tái chế thành những chiếc thang cứu đuối. Mỗi thang được kết từ 5 -7 chiếc lốp; dài gần 10m, được phủ một lớp sơn màu trắng hoặc đỏ; lắp đặt dọc hai bên bờ sông Đào; thuận lợi cho việc lên xuống.

“Lúc đầu, chúng tôi chỉ kết 2 – 3 chiếc lốp; nhưng khi thử nghiệm thấy nó hơi ngắn so với bờ kênh; không đạt yêu cầu. Chúng tôi nối dài thêm 3 lốp xe; khi thử thang thấy rất dễ dàng để lên bờ”; một đoàn viên xã Lăng Thành chia sẻ. Hiện, mô hình được các các cơ sở Đoàn đồng loạt triển khai. Toàn huyện đã làm được gần 1.000 chiếc thang cứu đuối và đem tới đặt tại các điểm nguy hiểm trên dòng sông Đào và các hồ đập khác trên địa bàn. Mỗi điểm cách nhau 10m.

Chia sẻ, cảm nhận của người dân

“Chúng tôi đã vận động các tổ chức; cơ sở đoàn tích cực tham gia; nhân rộng mô hình “thang cứu đuối” lắp đặt ở tất cả các hồ đập; sông suối,… Hiện, 16/18 xã trên địa bàn huyện đã triển khai mô hình và nhận được phản hồi tích cực từ người dân; mang lại hiệu quả cao”, Phó Bí thư Huyện đoàn Yên Thành cho hay

Đây là một trong những mô hình hay giúp giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích đuối nước; sử dụng tối đa những vật liệu tái chế, vừa tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ em thích thú với những chiếc phao này. “Đây là một sáng kiến tuyệt vời”, một người dân địa phương phấn khởi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!