Tổng hợp những điều cần biết về bệnh viêm họng mạn tính

Bệnh viêm họng mạn tính xảy ra khi tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm lâu ngày không khỏi, với các triệu chứng dai dẳng. Đây là căn bệnh về đường hô hấp rất phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ. Viêm họng mạn tính có thể xảy ra đơn lẻ hoặc phối hợp với các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm phế quản mãn tính,… Căn bệnh này nếu không được điều trị triệt để rất dễ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc trang bị riêng cho bản thân những kiến ​​thức cơ bản về căn bệnh này là điều vô cùng quan trọng. Còn chần chờ gì mà không cùng jdaciuk.com tìm hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này nhỉ?

Viêm họng mạn tính xuất hiện là do đâu?

Nguyên nhân của bệnh viêm họng mạn tính
Hút thuốc lá, uống rượu bia có thể gây ra tình trạng viêm họng mạn tính

Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:

  • Nhiễm trùng tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng: Như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm trùng họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.
  • Viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
  • Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm trùng họng. Nguyên nhân thở bằng mồm thường là: Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi. Tắc ở vùng vòm họng: Do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
  • Do các kích thích mạn tính như: Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thức ăn cay nóng nhiều.
  • Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.

Bệnh viêm họng mạn tính có những thể nào?

Bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:

  • Một là viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Hai là viêm họng mạn tính xuất tiết: thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Ba là viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amiđan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
  • Bốn là viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẩm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp, hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

Các triệu chứng khi bị viêm họng mạn tính

Các triệu chứng khi bị viêm họng mạn tính
Đau họng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm họng mạn tính

Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến:

  • Đau họng: Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần và người bệnh có thể kèm theo những biểu hiện như nóng, rát ngứa và có cảm giác vướng ở họng. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh và thường xảy ra vào thời điểm sáng sớm.
  • Nuốt khó và đau: Khi họng bị viêm, các niêm mạc vùng họng sưng đỏ, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt và đau khi nuốt, kể cả uống nước cũng vô cùng khó khăn.
  • Ho nhiều ngày và ho có đờm.
  • Khàn giọng, giọng nói có sự thay đổi.
  • Ợ hơi hoặc ợ chua đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó là cảm giác nóng rát ở vùng ngực phía sau xương ức.
  • Bên cạnh những biểu hiện trên, người bệnh có thể thấy toàn thân sốt nhẹ và rất mệt mỏi.

Cách điều trị viêm họng mạn tính

Bệnh viên họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay. Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Giữ ấm vùng cổ, ngực. Thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.

Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 đến 3 lần. Khí dung họng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong,…

Cách phòng bệnh viêm họng mạn tính

Cách phòng bệnh viêm họng mạn tính
Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng bệnh viêm họng mạn tính

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Bởi nó sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường đề kháng. Từ đó giúp bạn chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.
  • Môi trường sống nên sạch sẽ, trong lành.
  • Giữ gìn môi trường không khí trong lành.
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để vùng họng luôn sạch sẽ, để vi khuẩn không có cơ hội tấn công.
  • Nếu có bệnh viêm xoang hay viêm amidan hoặc trào ngược dạ dày thực quản thì cần phải điều trị dứt điểm.
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang.
  • Mặc đồ phòng hộ khi lao động, nhất là những người phải làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi.
  • Nên chú ý vệ sinh tay bằng các dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi hắt hơi, hoặc ho.

Một vài lưu ý đối với người bị bệnh viêm họng mạn tính

  • Người bệnh cần tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Bởi không khí ô nhiễm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng. Ví dụ như hít phải khí độc hại trong không khí sẽ dễ dàng mắc ung thư vòm họng.
  • Tránh hút thuốc và uống bia rượu: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những người hút 40 điếu thuốc một ngày sẽ có nguy cơ tử vong do ung thư vòm họng gấp 20 lần so với người không hút thuốc lá. Nếu như hút thuốc, lại uống rượu bia thì khả năng ung thư sẽ tăng lên nhiều lần.
  • Tránh những thói quen ăn uống không tốt. Bởi thói quen ăn uống không tốt, lại liên tục hút thuốc sẽ có hại cho cổ họng. Không chỉ vậy mà nó còn có hại cho mắt, khí quản, phổi,… Thậm chí có thể mắc bệnh và diễn biến xấu thành ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!