Bệnh suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ là tình trạng não bộ không thể hoạt động bình thường, thường gặp ở người cao tuổi. Ban đầu, bệnh nhân thường quên những gì vừa xảy ra chẳng hạn như không nhớ đóng cửa, quên gửi email, quên đính kèm tài liệu, quên lấy chìa khóa khi ra khỏi nhà,… Nhưng càng về sau thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, họ có thể quên mất gia đình và người thân, dễ lạc lõng, khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí sa sút trí tuệ. Thế nhưng căn bệnh này vẫn có thể phòng ngừa được và nếu bạn muốn biết cách phòng ngừa thì hãy tham khảo bài viết sau đây của jdaciuk.com nhé!
Bệnh suy giảm trí nhớ phổ biến như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, hiện trên thế giới có khoảng 35,6 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 65,7 triệu người vào năm 2030 và tăng hơn gấp 3 lần lên 115,4 triệu người vào năm 2050.
Bệnh mất trí nhớ diễn biến ngày càng xấu đi. Tuy nhiên vấn đề này nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bởi hiện tại chỉ có 1/8 số nước trên thế giới có chương trình quốc gia nhằm giải quyết suy giảm trí nhớ. Do đó để giảm gánh nặng của chứng bệnh này, WHO đã kêu gọi các nước trên thế giới phải nâng cao khả năng phát hiện sớm. Sau đó cung cấp những chăm sóc y tế và xã hội cần thiết về chứng mất trí nhớ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ


Một số nghiên cứu y học cho thấy trí nhớ dài hạn liên quan đến chức năng của một chất có tên Acetylcholine, còn trí nhớ ngắn hạn liên quan đến vùng trán của vỏ não, là vùng tập trung các thụ thể Dopanergic. Những thuốc gây ức chế Acetylcholine sẽ gây suy giảm trí nhớ dài hạn. Còn tổn thương vùng trán sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn.
Theo thời gian, não trải qua quá trình lão hóa. Quên do tuổi gắn liền với sự mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần, thường quên sự việc mới xảy ra dù vẫn nhớ các sự việc đã rất lâu trong quá khứ. Còn quên do các nguyên nhân tâm thần thường kết hợp với rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực trong công việc, ăn không ngon, hay lo âu. Quên do các bệnh thần kinh thường kèm các khiếm khuyết thần kinh.
Dấu hiệu nhận biết chứng suy giảm trí nhớ
Biểu hiện sớm của chứng quên là người bệnh gặp khó khăn trong sử dụng tiền hàng ngày; trong sử dụng phương tiện giao thông, điện thoại; mất kỹ năng mua sắm; mất khả năng làm theo lời hướng dẫn và tìm đường phố; ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên,… Người bệnh không nhận biết khiếm khuyết trí nhớ của họ trong giai đoạn bán cấp. Nhưng họ sẽ nhận ra khi các biểu hiện này kéo dài. Có 2 biểu hiện thường gặp:
- Chứng loạn trí nhớ về không gian: Người bệnh khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi đã biết. Chứng loạn trí nhớ này rất kỳ lạ. Bởi người bệnh luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ đang ở thật sự. Cho dù có những bằng chứng rõ ràng như cầu thang, bàn ghế, giường nệm,…
- Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Là rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương. Trong đó có sự mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng tường thuật hay kể về những sự kiện gần đây, mà không kèm các triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường lặp lại câu hỏi. Họ nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu.
Cách điều trị chứng suy giảm trí nhớ
Để có một cuộc sống khỏe mạnh không chỉ về thể chất mà cả tinh thần, cần phòng ngừa và điều trị kịp thời chứng quên. Y học đã khẳng định: Chứng quên ở giai đoạn sớm có thể chữa được. Hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên. Sau đó tìm các yếu tố gây bệnh và điều trị.
Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị đặc hiệu cho các chứng quên do sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm và stress,… Một quan niệm mới về điều trị được đưa ra là dùng các thuốc chống thoái hoá não. Ví dụ như vitamin E, vitamin C, Gingo giloba (chiết xuất từ cây bạch quả) và Piracetam. Đây đều là những thuốc có tác dụng chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào. Chúng sẽ giúp các tế bào não tránh tác hại của các gốc tự do sản sinh. Bên cạnh tác dụng trên, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não. Vì vậy cũng được dùng điều trị chứng suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não.
Phương pháp phòng bệnh suy giảm trí nhớ


- Thường xuyên tập thể dục: Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh béo phì, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người già. Vì vậy, hãy dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được gắng sức.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý: Làm điều này ngay từ khi còn trẻ thì nguy cơ mất trí nhớ sẽ thấp hơn so với những người ăn uống kém lành mạnh. Một nghiên cứu của Trường ĐH Harvard – Hoa Kỳ còn cho thấy chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp phụ nữ trung niên ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ khi bước vào tuổi 70.
- Ngủ đủ giấc: Những giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ cải thiện sức khỏe não bộ đáng kể. Đối với người trưởng thành, mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng. Hơn nữa là phải ngủ đúng giờ và ngủ thật sâu. Đồng thời cũng nên chú ý không ngủ trưa quá nhiều. Vì như thế gây cản trở cho giấc ngủ đêm. Về lâu dài sẽ thành thói quen thức đêm rất hại cho trí nhớ.
- Quản lý căng thẳng: Công cuộc phòng bệnh mất trí nhớ sẽ không thể nào đạt kết quả tốt nếu thường xuyên căng thẳng, lo âu. Vậy nên, hãy tập cách loại bỏ căng thẳng. Sau đó tạo nhiều niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống.