Nữ tình nguyện viên hiến máu nhân đạo cứu người

Hàng năm, ở bệnh viện hay trường học thường tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Đây là chương trình có ý nghĩa với mục đích dự trữ máu cho những bệnh nhân bị mất máu nhiều do tai nạn hay phẫu thuật. Hưởng ứng tinh thần đó, rất nhiều nam nữ đoàn viên thanh niên đã cùng nhau chia sẻ những giọt máu của mình cho nhiều bệnh nhân. Trong số đó, đáng kể đến là những bóng hồng, những nữ tình nguyện viên thường xuyên hiến máu nhân đạo cứu người không kể bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào.

Tấm gương chị Đặng Thị Thúy

Dịch dã phức tạp; quên đi những nỗi lo vô hình mang tên COVID-19; nhiều tình nguyện viên là phái yếu vẫn lao đến bệnh viện hiến máu cứu người khi người bệnh cần họ. Đang chơi với con; chị Đặng Thị Thúy (phường Tân Lợi; thành phố Buôn Ma Thuột) bất ngờ nhận được tin; cần người hiến máu O; cứu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Như một phản xạ tự nhiên; chị đăng ký và được Chủ nhiệm CLB Hiến máu khu vực Tây Nguyên yêu cầu đến gấp.

Chị Thúy nhờ người trông con; chạy ngay đến bệnh viện. “Lúc đấy; mình quên cả nỗi sợ khi vào bệnh viện giữa mùa dịch. Mình đeo khẩu trang thật kỹ; thường xuyên sát khuẩn và không tiếp xúc với ai. Thủ tục hiến máu nhanh, gọn; chưa đầy 20 phút hiến xong. Do ca bệnh cần 10 đơn vị máu nên nhiều tình nguyện viên đến cho máu. Trên đường về; mình chỉ cầu mong bệnh nhân được cứu sống”; chị Thúy chia sẻ hành trình hiến máu cấp cứu người vào ngày 22/7.

Tấm gương chị Đặng Thị Thúy
Nữ tình nguyện viên hiến máu cứu người

Tấm gương nữ sinh viên ngành Y Trần Thị Thảo Uyên

Dù đang học trực tuyến nhưng nghe có trường hợp cần máu; sinh viên Trần Thị Thảo Uyên lập tức đến bệnh viện. “Em là sinh viên ngành Y; đang thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên nên hiểu tính cấp bách của việc cho máu. Người bệnh nào cần máu mà bản thân cho được; em luôn sẵn sàng. Thời điểm em hiến máu gần nhất là ngày 21/7; cho bệnh nhân bị suy tủy. Nếu không tiếp máu kịp thời; người bệnh sẽ gặp nguy”; Uyên nói cho hay, đa phần người bệnh tật khó khăn; giúp được là giúp chứ quyết không nhận tiền; quà bồi dưỡng của người nhà bệnh nhân.

Tấm gương chị Nguyễn Thị Thảo Trang

Chị Nguyễn Thị Thảo Trang (phường Thống Nhất; thành phố Buôn Ma Thuột); không ngần ngại đến bệnh viện hiến máu cho một bệnh nhân bị xơ gan nặng. “Lúc dịch dã; mình cũng có chút ái ngại khi tới bệnh viện; song ý nghĩ đó bị xua tan khi đặt mình vào trường hợp của người bệnh; nhất là khi gặp cô con gái bệnh nhân cũng trạc tuổi mình.

Mình hiểu quyết định đến đây là đúng. Dù giọt máu mình hiến chỉ duy trì sự sống của họ trong vài ngày; nhưng lúc đứng trước lằn ranh sinh tử; vài giờ thôi cũng rất quý”; chị Trang tâm sự và cho biết thêm, chị đã 5 lần hiến máu.

Nhìn hình ảnh cháu bé bị bỏng khá nặng cần máu để phẫu thuật gấp, chị Lương Thị Đông (thôn 2, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột) vượt hàng chục cây số đến bệnh viện hiến vào ngày 27/7. “Khi tôi tới nơi, bố cháu bé mừng lắm. Ông kể, bản thân bị viêm gan siêu vi, còn vợ không đủ sức khỏe hiến máu cho con.

Gia cảnh khó khăn, cháu bé bị bỏng nặng nên khi hiến xong, tôi tặng lại phần quà của bệnh viện cho tình nguyện viên”, chị Đông thông tin và tiết lộ lý do, dù thành phố Buôn Ma Thuột đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng xem cháu bé như người thân nên chị lao đi, không quên thực hiện 5K phòng chống dịch và quên cả nỗi lo mang tên COVID-19.

Tấm gương chị Nguyễn Thị Thảo Trang
Những bóng hồng xinh đẹp hiến máu cứu người

Tấm gương nữ thiện nguyện Nguyễn Thị Thuyến

Gần 30 lần hiến máu cứu người, chị Thuyến không ít những kỷ niệm về công việc thiện nguyện này. Nữ cán bộ xã cho biết, khi về làm công tác tại xã Đắk Wil, đối với công việc, hoạt động phong trào, đặc biệt là các phong trào tình nguyện chị tham gia hết mình. Có những hôm, biết được lịch hiến máu tại nơi khác, chị lo sắp xếp công việc trước để dành thời gian hôm đó đi tham gia hiến máu.

“Nhiều lần từ 4 giờ sáng; mình đi cả trăm cây số đến các huyện Đắk Mil, Đắk Song; Krông Nô hay thị xã Gia Nghĩa để hiến máy. Vì không thể bỏ việc đi hiến máu nên lần nào cũng vậy; mình là một trong những người đầu tiên hiến. Mỗi lần viết trong đơn hiến máu, mình đều đăng ký ở mức cao nhất là 350ml, thế mà cứ lấy đủ máu, mình nằm nghỉ ngơi một lúc rồi bắt xe về xã để làm việc ngay. Nhiều khi đăng ký xong, bác sĩ đoán được mình khai sai cân nặng, không cho hiến nhiều máu như đã đăng ký vì sợ ảnh hưởng sức khỏe…”, nữ cán bộ xã 37 tuổi kể lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!