Theo thống kê hàng năm của ngành y tế, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng vào các tháng đầu xuân, đầu hè. Bộ Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, thời tiết chuyển mùa là yếu tố khiến dịch bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc tăng cao. Riêng năm 2017, cả nước có gần 39.000 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, tăng khoảng 46% so với năm 2016. Theo thống kê của Hội Y tế dự phòng Việt Nam, chỉ tính riêng trong năm 2018, cả nước đã ghi nhận hơn 31.000 trường hợp mắc bệnh thủy đậu. Trên toàn quốc. 90% người bị nhiễm thủy đậu là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi.
Bệnh thủy đậu (tiếng Anh: chickenpox) hay còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng dạ, thường xuất hiện ở người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Nếu không biết những triệu chứng ban đầu của bệnh thủy đậu để kiểm soát tốt thì bệnh sẽ phát triển nhanh chóng, thậm chí lây lan thành dịch. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu và cách phòng tránh, cải thiện. Cùng jdaciuk.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!
Bệnh thủy đậu và thủy đậu bội nhiễm là gì?


Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.
Thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành. Thủy đậu bội nhiễm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phủ tạng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài ra, thủy đậu bội nhiễm còn có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da, gây viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu,… Khi những nốt thủy đậu này lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi.
Nhận biết sớm bệnh
Thông thường, bệnh thủy đậu phát triển qua 3 giai đoạn chính kèm theo các triệu chứng điển hình như:
- Giai đoạn 1: Sốt cao trên 39 – 40 độ C; Đau đầu, nhức mỏi toàn thân; Người mệt mỏi, chán ăn…
- Giai đoạn 2: Phát ban toàn thân (sau 12 – 24 giờ); Các nốt ban sẽ phát triển to dần về kích thước như nốt mụn; và bên trong có chứa chất dịch lỏng; Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy trên da…
Trong giai đoạn này, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ giảm thiểu được nguy hiểm cho người mắc. Nếu không biết cách chăm sóc, các nốt mụn có thể vỡ ra, gây bội nhiễm và xuất huyết da.
- Giai đoạn 3: Sau khi trải qua các giai đoạn trên mà người bệnh được chữa trị kịp thời thì nốt mụn sẽ se lại, bong vảy và sức khỏe dần hồi phục. Nhưng nguy cơ sau khi khỏi bệnh, tình trạng da xuất hiện sẹo lồi; lõm thâm đen là điều khó tránh khỏi.
Cũng ở giai đoạn này, nếu virus xâm nhập trên cơ thể người có bệnh nền; hoặc trẻ em có sức đề kháng, miễn dịch non yếu thì nguy cơ xảy ra biến chứng rất lớn. Chúng có thể gây nhiễm trùng, xuất huyết da, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não,…
Yếu tố, nguyên nhân gây bệnh thủy đậu


Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu do virus Varicella – Zoster gây ra và thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Một số yếu tố tác động tới quá trình nhiễm virus thủy đậu đó là:
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Do tiếp xúc và hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh.
- Sử dụng chung đồ đạc hoặc vô tình chạm phải đồ dùng của người bệnh.
– Chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ liều.
Bên cạnh đó, dựa vào dịch tễ số người mắc hầu hết là trẻ nhỏ;người cao tuổi thì có thể thấy rằng; nguyên nhân sâu xa khiến thủy đậu hoành hành là do hệ miễn dịch kém; sức đề kháng suy giảm, khiến virus dễ tấn công, nhân lên và phát triển; gây nhiều biến chứng nguy hiểm.