Hành trình chinh phục đỉnh Quế – Tây Giang chi tiết nhất

Đỉnh Quế là một ngọn núi trực thuộc tỉnh thành Quảng Nam. Nơi đây thường được các tín đồ du lịch ưu ái gọi bằng cái tên “Sa Pa thu nhỏ” rất đỗi thân thương. Đến với đỉnh Quế, chúng ta sẽ được trải nghiệm cảm giác hoà mình cùng thiên nhiên bao la, tận hưởng không khí se lạnh giữa biển mây bồng bềnh và phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Chẳng cần cất công đến tận miền Tây Bắc xa xôi, hiện nay, các bạn trẻ ở miền Trung đã có thể được đến thăm một đỉnh Quế rất “Sa Pa” ở ngay gần nơi sinh sống của mình. Vậy thì còn chần chừ gì mà không bỏ túi ngay một vài kinh nghiệm chinh phục đỉnh Quế hay ho do jdaciuk.com mang tới ngày hôm nay thôi nào!

Nét hấp dẫn khó cưỡng của đỉnh Quế – Tây Giang

Đỉnh Quế được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất tỉnh Quảng Nam
Đỉnh Quế được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất tỉnh Quảng Nam

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Tây, đỉnh Quế – Tây Giang tọa lạc ở độ cao hơn 1.300 mét so với mặt nước biển. Đỉnh Quế thuộc thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Vùng cao giáp Lào này được mệnh danh là chốn “bồng lai tiên cảnh”. Đây là địa điểm quen thuộc của những ai ưa thích xê dịch vào dịp cuối tuần.

Không ngoa khi nói rằng, đỉnh Quế là ngọn núi đẹp nhất tỉnh Quảng Nam. Bởi nơi đây quanh năm đều được sương mù bao phủ trắng xóa. Đến với đỉnh Quế, bạn có dịp để chinh phục những cung đường đẹp uốn lượn, quanh co. Được ví như “Sa Pa thu nhỏ”, đỉnh Quế – Tây Giang sở hữu vẻ đẹp núi rừng hoang sơ vừa hùng vĩ nhưng không kém phần nên thơ, lãng mạn. Từ trên cao nhìn xuống, bạn có thể thấy biển sương mù rất rõ tựa như cảnh thần tiên.

Cẩm nang chinh phục đỉnh Quế – Tây Giang cho tín đồ du lịch

Tây Giang là một huyện miền núi có tỉ lệ dân số thưa thớt của tỉnh Quảng Nam. Huyện miền núi này tiếp giáp với Lào ở phía Tây; với Huế ở phía Bắc; với Đông Giang ở phía Đông; và với Nam Giang ở phía Nam. Diện tích của Tây Giang đạt khoảng 900 km vuông. Đây chính là huyện lị có ít dân nhất Việt Nam.

Thời gian chinh phục đỉnh Quế – Tây Giang lý tưởng nhất

Bắt đầu từ khoảng tháng 10 cho đến tháng 02 là thời điểm lý tưởng cho hành trình “săn mây” Tây Giang của du khách tại đỉnh Quế thành công. Đến tour du lịch Quảng Nam thăm quan Tây Giang vào thời gian này, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn thời tiết se lạnh với biển mây trắng xóa tuyệt đẹp. Cùng với đó là bầu không khí trong lành. Bao quanh là núi chẳng khác gì cảm giác như ở Sa Pa.

Vào thời gian sáng sớm hay chiều muộn, núi rừng như chìm trong làn sương vấn vít vô cùng mờ ảo. Khung cảnh tại đỉnh Quế – Tây Giang tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu du khách ở lại đây qua đêm, mỗi sáng sớm thức dậy, mở toang khung cửa sổ, sương sớm ùa vào phòng mang lại cảm giác vô cùng sảng khoái. Cả thị trấn chìm trong màn sương vừa nên thơ lại vừa hư ảo, yên bình đến lạ. Nhưng du khách đi tour Quảng Nam nên tránh đi Tây Giang vào thời điểm mùa mưa. Bởi trời mưa, đường xá sẽ lầy lội rất khó đi.

Phương tiện phù hợp nhất để chinh phục đỉnh Quế – Tây Giang

Chinh phục đỉnh Quế bằng xe máy luôn là cảm giác thích thú nhất
Chinh phục đỉnh Quế bằng xe máy luôn là cảm giác thích thú nhất

Chinh phục đỉnh Quế bằng xe máy luôn là cảm giác thích thú nhất. Không chỉ được nhìn ngắm toàn cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn của đất trời; mà còn là sự trải nghiệm, thử thách bản thân. Hiện nay, có hai cách 02 cách để di chuyển từ Đà Nẵng đến Tây Giang dễ dàng nhất. Đó chính là qua huyện Đông Giang và Nam Giang. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của dân phượt thì nên di chuyển ngang qua huyện Đông Giang sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn. 

Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn đi theo đường Hoàng Văn Thái. Sau đó di chuyển đến quốc lộ 14G. Qua Dốc Kiền, Đông Giang, bạn di chuyển theo hướng thị trấn Prao. Đến ngã ba giao giữa ba huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, theo biển chỉ Tây Giang mà chạy thẳng. Với cung đường này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đồi chè Trung Man xanh bát ngát giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Check-in những địa điểm hấp dẫn tại Tây Giang

Check-in tại đỉnh Quế – Tây Giang

Đỉnh Quế được xem là đỉnh núi đẹp nhất tại Quảng Nam với độ cao 1369 mét so với mực nước biển. Vì thế, nơi đây quanh năm đều có mây mù bao phủ. Trải qua hàng trăm cây số đường đèo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh đẹp đến mê hồn. Đó là cả một biển mây trắng xóa dưới ánh bình minh hay lúc hoàng hôn buông xuống. Có khi lại là một khung cảnh thoáng đãng với những ánh mây đang lững lờ trôi; mở ra trong tầm mắt cả một không gian núi rừng hùng vĩ. Đứng ở trên đỉnh Quế, du khách sẽ cảm thấy dường như mình chỉ cần vươn tay ra là có thể chạm đến được mây và trời.

Check-in tại cổng trời Azứt – Tây Giang

Tiếp tục của cuộc hành trình tham quan vùng đất Tây Giang là một khung cảnh hoang sơ, thơ mộng của vùng biên giới Việt – Lào dần hiện ra với cổng trời Azứt đầy kì bí. Cổng trời theo cách gọi của người dân địa phương nơi đây để chỉ một vòm núi đá vôi khổng lồ với nhiều hang động lớn, nhỏ. Chúng mang trên mình nhiều khối thạch nhũ có hình dạng đẹp mắt. Từ đó thu hút rất nhiều du khách đến chinh phục và khám phá.

Check-in tại ruộng bậc thang Chuôr

Nói rằng Tây Giang là một Tây Bắc thu nhỏ quả là không sai chút nào. Vì chẳng cần phải lên Tây Bắc để ngắm ruộng bậc thang khi ở Tây Giang, du khách cũng có thể có được những trải nghiệm tuyệt vời; nhờ vào ruộng bậc thang Chuôr. Ruộng bậc thang Chuôr thuộc địa phận xã AXan. Đây chính là sự tâm huyết nhất của đồng bào dân tộc Cơtu từ bao đời nay. Nó phản ánh phương thức canh tác nông nghiệp của người dân vùng cao thế hệ trước. Vào những ngày mùa, hay lễ hội được tổ chức linh đình và long trọng để bày tỏ lòng biết ơn với Giàng; với đất trời.

Hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo cùng đồng bào dân tộc Cơtu

Quanh năm, đỉnh Quế luôn được bao phủ bởi mây mù
Quanh năm, đỉnh Quế luôn được bao phủ bởi mây mù

Du khách đến với chuyến du lịch Quảng Nam không chỉ ghé thăm những điểm đến thiên nhiên kỳ vĩ. Bên cạnh đó, chúng ta còn được khám phá đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơtu. Làng truyền thống Cơtu được xây trên ngọn núi cao thuộc địa phận xã A Tiêng. Từ đây, du khách có thể nhìn được toàn cảnh của huyện. Giện ra trước mắt là khung cảnh hùng vĩ của núi rừng. Xen lẫn cùng những mái nhà của người dân. Sớm mai thức dậy, nhìn xuống bản làng, thấy cuộc sống bình yên đến lạ.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng ngôi nhà Gươl. Đây là nhà truyền thống của người Cơtu. Nó được ví như linh hồn của bản làng. Kiến trúc nhà vô cùng độc đáo. Du khách sẽ nhìn thấy những hình thù được chạm khắc trên gỗ. Chúng là một biểu tượng cho văn hóa và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc nơi đây.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể ghé thăm làng gốm Kanoon. Đây cũng là một địa danh thuộc xã AXan. Làng gốm này có nghề làm gốm vô cùng đặc sắc từ bao đời nay. Gốm ở đây được những người nghệ nhân khéo léo làm ra. Kế đó, họ truyền lại nghề cho con cháu. Bao thế hệ cứ tiếp nối nhau cho đến tận ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!