Nếu là người Thanh Hóa, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến cái tên bạn Lê Thị Thắm, cô bé bị cụt 2 tay nhưng lại có ý chí nghị lực vô cùng phi thường. Thắm sinh ra đã không may mắn và bị cụt cả 2 tay lúc mới lọt lòng. Tuy nhiên những gì cô làm được cho tới hiện tại khiến mọi người đều phải khâm phục. Mới đây cô đã chia sẻ về việc mở lớp Tiếng Anh ở vùng quê cho nhiều trẻ em nghèo có cơ hội được tiếp cận. Khi lớp học được hình thành, lớp học có rất nhiều bạn nhỏ xin được tham gia, có lẽ đó là niềm vui lớn nhất của cô giáo Lê Thị Thắm.
Giới thiệu về cô giáo nhỏ Lê Thị Thắm
Lê Thị Thắm (Đông Sơn, Thanh Hóa); sinh ra đã không được lành lặn như bạn bè cùng trang lứa; không có 2 tay; 2 chân to nhỏ cao thấp khác nhau. Tuy thiếu hụt về thể chất; nhưng Thắm lại có sức mạnh tinh thần. Trong em luôn cháy lên một nghị lực; một khát khao phi thường.
Thắm dù không có tay; nhưng đôi chân của em khá linh hoạt; làm được nhiều việc cho bản thân và gia đình; vì vậy mọi người trong nhà cũng có phần an tâm. Trong suốt 12 năm học; Thắm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến của trường.
Những nỗ lực phi thường của cô giáo nhỏ
Nhớ những ngày đầu gian khó; Thắm khát khao được đến trường như bao đứa trẻ khác. “Con sẽ tập viết bằng chân. Mẹ ơi, con muốn đi học như các bạn” – Thắm nói với mẹ. Viết bằng tay đã kh; chân lại khó hơn. Thêm vào đó chân phải của Thắm lại ngắn hơn chân trái nên em phải tập viết bằng chân trái. Việc Thắm viết được chữ là điều không tưởng đối với hầu hết mọi người.
Nhìn thấy đôi chân của con phồng rộp da, đau đớn; rỉ máu ở từng kẽ chân khi tập viết; mẹ Thắm xót xa vô cùng. Đôi lúc vì không muốn con đau đớn mà khuyên con đừng cố nữa; nhưng Thắm vẫn cần cù, ngày đêm tỉ mẩn với cây bút trên chân tập viết”, chị Tình tâm sự thêm.
Thế nhưng nhờ sự kiên trì và hỗ trợ của mẹ; chỉ sau một thời gian ngắn Thắm biết đọc và viết được các chữ cái thành thạo. Nhìn những dòng chữ và những tấm bằng khen treo trên tường; ít ai biết được, để làm được điều kỳ diệu ấy; từ bé Thắm đã trải qua những tháng ngày tập luyện gian khổ.
Với nghị lực phi thường; không cho phép mình gục ngã trước khó khăn; cô gái “chim cánh cụt” đã tốt nghiệp phổ thông với thành tích đáng nể 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Không chỉ thế, năm lớp 5; Thắm còn đạt giải xuất sắc cuộc thi viết chữ đẹp; năm 2007 đạt giải nhì cuộc thi vẽ toàn tỉnh Thanh Hóa.


Ước mơ được hiện thực hóa
Năm 2016, Thắm quyết định thi vào khoa sư phạm tiếng Anh; Trường Đại học Hồng Đức. Các năm theo học ở đây; Thắm luôn là sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng. Hy vọng trẻ em nơi thôn quê có thể nói lưu loát được tiếng Anh; cùng với niềm tin mình sẽ được sống và cống hiến như bao người. Và cách đây gần 4 năm; Thắm mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Dù chịu nhiều thiệt thòi; Thắm luôn thể hiện tinh thần lạc quan; hăng say làm việc. Với Thắm, hạnh phúc là ngày ngày được dạy các em nhỏ trong xóm; giúp các em tiến bộ; đạt kết quả cao trong học tập. Thắm mong sao trong thời gian tới; em sẽ có điều kiện để giúp các em nhỏ được học tử tế hơn.
Hoàn cảnh của gia đình Thắm


Dù đã bước sang tuổi 21 nhưng trông Thắm như một cô bé học sinh lớp 8, nặng 21kg. Không chỉ bị khuyết tật bẩm sinh mà trên người cô gái bé nhỏ ấy còn mang rất nhiều căn bệnh quái ác, cột sống của Thắm bị cong, vẹo, ruột bị tắc, gai khớp háng, suy nhược cơ thể nặng.
Hàng tháng em đều phải ra Hà Nội để điều trị bệnh. Mới đây, xương sống của em quá yếu phải dùng thuốc đặc trị mới có thể ngồi lâu được…Nhưng vì điều kiện gia đình nên em không thể nằm điều trị dài ngày ở viện mà xin đơn thuốc về nhà uống.
Gia đình Thắm thuộc hộ nghèo, nhà chỉ có một vài sào ruộng, được xã tạo điều kiện cho vay làm tạm căn nhà nhỏ đến nay vẫn chưa trả hết nợ. Đã vậy, tiền viện, tiền thuốc thang cho Thắm ngày càng nhiều khiến gia đình càng chật vật.
Thắm không có tay từ lúc lọt lòng mẹ. Đôi chân kỳ diệu của Thắm không những làm được các việc thông thường mà còn giúp em đoạt được những giải thưởng cấp tỉnh về viết chữ đẹp, vẽ tranh. Suốt 12 năm học, Thắm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến.
Nhớ về những ngày thi Đại học năm 2021, Thắm là một trong những thí sinh khuyết tật đặc biệt của cả nước khi tham dự kỳ thi. Cảm phục nghị lực học tập phi thường của Thắm thầy Nguyễn Mạnh An – Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã quyết định đặc cách để em được theo học tại trường.
Sự chia sẻ cảm thông đến từ thầy giáo và nhà tài trợ


Thầy An đã xúc động chia sẻ: “Thắm không có đôi tay nhưng có ý chí, nghị lực, là tấm gương sáng để học sinh, sinh viên trong tỉnh noi theo. Ước mơ của em là được theo học ngành Sư phạm Tiếng Anh của trường để tích lũy kiến thức, dạy những em nhỏ ở quê và người cùng cảnh ngộ. Nhà trường muốn chắp cánh cho ước mơ của em thành hiện thực”.
Khâm phục trước câu chuyện của Thắm; đặc biệt là tâm huyết giành cho các em học sinh nghèo ở vùng quê; chương trình Nối trọn yêu thương cùng nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh; thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gửi tặng đến Thắm một món quà với niềm tin giúp lớp học ngày càng phát triển; dìu dắt được nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Đã đồng hành cùng chương trình qua 21 số phát sóng; chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ “Tôi cảm cảm thấy một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ từ mỗi nhân vật trong chương trình Nối trọn yêu thương. Dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau; nhưng khi đối diện trước những biến cố; khó khăn trong cuộc sống, các bạn luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình; cũng như truyền cảm hứng cho tôi và tất cả mọi người. Hy vọng rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một sự ghi nhận và giúp ích cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống”.