Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe gần đây được mọi người vô cùng quan tâm và nó được nhận định có tiềm năng phát triển rất lớn. Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp, vấn đề chăm sóc sức khỏe được mọi người ngày càng trú trọng hơn. Du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe đã có từ rất lâu nhưng chưa được phổ biến ở nước ta vì nhu cầu thấp. Gần đây, xu hướng này lại nổi lên như một hiện tượng mới của nhiều điểm đến và các khu nghỉ dưỡng trên toàn quốc. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay xu hướng du lịch đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé.
Du lịch nghỉ dưỡng là gì ?
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ. Và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi. Những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tại Việt Nam loại hình du lịch nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Không chỉ là sản phẩm được lựa chọn trong thời điểm dịch bệnh, du lịch chăm sóc sức khỏe (tên tiếng Anh là Wellness Tourism) là sản phẩm mới được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng, thích hợp để công ty lữ hành và cơ sở lưu trú khai thác.


“Wellness Tourism” là mô hình có sự kết hợp giữa “healthy” và “spiritual” (sức khỏe thể chất và tinh thần), nhằm mang đến cho du khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện nhất; cân bằng và duy trì, phục hồi cảm xúc trong tâm hồn; hình thành lối sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý hoặc tâm linh, bằng cách thúc đẩy sự tham gia tích cực giữa con người, văn hóa và thiên nhiên.
Du lịch nghỉ dưỡng trở thành xu hướng mới của du lịch trên cả nước
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho rằng. Thời gian qua, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đều đã chứng minh. Dịch bệnh làm thay đổi nhu cầu của du khách, kể cả khách nội tỉnh. Du khách chú trọng chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch nhiều hơn. Trở thành xu hướng mới của du lịch trong tỉnh và trong cả nước.
Với xu hướng này, nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng thời gian qua. Đã chủ động khai thác nhiều dịch vụ mới, tập trung vào gói “Wellness” (chăm sóc sức khỏe). Chính gói sản phẩm này quyết định khả năng thu hút khách. Của các điểm nghỉ dưỡng suốt một năm rưỡi. Bị tác động bởi dịch bệnh vừa qua.
Dòng du khách du lịch nghỉ dưỡng khá rộng và đa dạng
Dòng khách du lịch “Wellness Tourism” khá rộng và đa dạng. Vượt ra khỏi đối tượng du khách tiềm năng. Của ngành du lịch nói chung. Không chỉ là dân văn phòng, giới kinh doanh. Người lớn tuổi, phụ nữ trung niên, mà kể cả giới trẻ cũng lựa chọn, chú trọng để duy trì. Phục hồi, cải thiện sức khỏe toàn diện, hướng đến lối sống tích cực.
Ông Hylton Lipkin, Tổng quản lý Alba Wellness Resort cho biết. Từ năm 2017 đến nay, vào tháng 9 tại Alba Wellness Resort (Phong Sơn, Phong Điền). Đều có tổ chức chương trình sức khỏe toàn cầu nhằm kích cầu du lịch. Gắn với loại hình “Wellness Tourism” và. Thu hút lượng du khách đáng kể cùng tham gia. Không chỉ hướng đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Các dụng cụ làm từ nhựa như ống hút, chai, cốc…. Đều dần đang được thay thế bằng các sản phẩm làm từ. Vật liệu thân thiện với môi trường, như ống hút cỏ, tre, cốc giấy…


Lợi ích của xu hướng du lịch nghỉ dưỡng
Đối với dòng sản phẩm “Wellness Tourism”, lợi ích đầu tiên. Dễ thấy nhất chính là tạo cơ hội khai thác. Một thị trường khách tiềm năng. Những người giàu điều kiện kinh tế và thời gian nhàn rỗi. Có nhu cầu đi du lịch để cải thiện sức khỏe. Điều này giúp doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ. Liên quan đa dạng dịch vụ, tăng nguồn khách. Và doanh thu đáng kể.
Loại hình du lịch này cũng có thể giúp các điểm đến giảm thiểu. Những tác động tiêu cực so với du lịch đại chúng. Vốn luôn trong tình trạng quá tải. Tác động đến hệ thống tài nguyên du lịch. Nhất là hệ thống di sản như Cố đố Huế. Bởi khách du lịch chăm sóc sức khỏe ưa thích những trải nghiệm lành mạnh, chân thực và độc đáo, được dẫn dắt bởi chủ doanh nghiệp là những người am hiểu tường tận về bản sắc du lịch địa phương và văn hóa bản địa. Nếu khai thác tốt còn bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, như vận dụng y học cổ truyền.
Lãnh đạo ngành du lịch đánh giá, một tác động tích cực nữa mà du lịch “Wellness Tourism” có thể mang đến là cơ hội giảm tính thời vụ của ngành du lịch Huế, điều được thể hiện rất rõ, nhất là vào mùa mưa. Du khách có thể tìm kiếm một môi trường, không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi mà không bị thời tiết chi phối.
Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh trong tương lai
Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, với “Wellness Tourism” không chỉ gắn với các điểm nghỉ dưỡng mà sông Hương, với tuyến đường đi bộ hai bên bờ, hoạt động tắm sông, phong trào chèo SUP, đi bộ, đạp xe kết hợp với khám phá điểm văn hóa, cảnh quan xung quanh TP Huế gắn với chăm sóc sức khỏe ở những khách sạn cao sao là sự kết hợp được hướng đến để tạo nhiều sản phẩm hấp dẫn, dễ tiếp cận đối với cộng đồng địa phương. Thêm điều kiện cho các cơ sở lưu trú ở thành phố có giải pháp thu hút khách.


Ông Hylton Lipkin cho rằng, “Wellness Tourism” còn liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn. Trong khi đó, Huế lại có thể lợi thế ẩm thực đa dạng, bổ dưỡng. Nếu có sự nghiên cứu nghiêm túc, kết hợp tốt, dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe này rất được yêu chuộng đối với Huế trong tương lai.
Riêng trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng, khi các giải pháp kiểm soát chặt chẽ vòng ngoài để nới lỏng bên trong được triển khai, “Wellness Tourism” tiếp tục là dòng sản phẩm khuyến khích được đẩy mạnh nhằm thu hút khách nội tỉnh. Xa hơn là tập trung giải pháp để Huế trở thành điểm đến “Wellness Tourism” đối với khách nội địa và quốc tế.